You are currently viewing [Nghịch lý chuẩn mực] Càng khó thì càng dễ, mà càng dễ lại càng khó.

[Nghịch lý chuẩn mực] Càng khó thì càng dễ, mà càng dễ lại càng khó.

Trong đào tạo và phát triển bản thân, thứ xuất hiện rất thường xuyên khiến ai đó không bứt phá được, thoát khỏi tình trạng hiện tại được, đó là “loop” Hạ hay gọi là “cái bẫy” hay “vòng bế tắc”. Vì A nên làm B, làm B nên nhận A, và vòng tròn tiếp tục càng nhiều lần thì càng sâu, càng sâu thì càng khó thoát.Quay lại, 1 cái bẫy khá thú vị đó là “Bẫy chuẩn mực” và nó tạo ra một tình trạng nghịch lý hay ho: càng khó thì trở thành càng dễ, và càng dễ lại trở nên càng khó.VD: 1 em học sinh quen làm toán phải hoàn hảo trọn vẹn 10/10, thứ em ấy tìm kiếm luôn là mình đã làm sai chỗ nào mà không được 10, và mục tiêu hướng tới rất dễ nhận biết với não: điểm tuyệt đối. Trường hợp tương tự, 1 em chỉ cần mình đạt được trên trung bình, thì lại có quá nhiều đáp án cho não về trên trung bình, điểm 6-7-8-9-10, và có quá nhiều tổ hợp cách để ra được kết quả trên, thế nên não dễ bị rối, khó phân biệt và khó định hướng được năng lực, kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Dễ nghĩa là “sao cũng được, miễn là trên trung bình là được” khi không biết tại sao mình đạt được hoặc không đạt được điều gì thì càng không có khả năng tự chủ việc đạt được điều đó về sau. Thay vì biết mình đúng, sai, tốt, chưa tốt chỗ nào thì sẽ mơ hồ cách làm kiểu: “chỉ cần làm bài đủ, bỏ những bài cảm thấy khó quá cũng ok, đi học thêm là yên tâm”. Thế nên cách học và cách não tư duy của 1 bạn đặt mục tiêu tuyệt đối “làm bài luôn luôn chỉ đạt điểm 5 tâm linh”, nghĩa là 5 điểm là mục tiêu tuyệt đối không được lệch lên hay xuống, sẽ khác với bạn “chỉ cần 5 là đủ”.Tương tự: trắng và đen thì dễ phân biệt hơn là các vùng xám. Màu cơ bản gốc: xanh dương sẽ dễ phân biệt hơn tất cả các tông xanh: xanh nhạt, xanh đậm, xanh ngọc bích, …Nên thường, những người quen với chuẩn mực tuyệt đối, thì dễ thực hiện hơn là chuẩn mực/kết quả/mục tiêu trung bình. Khi đặt mục tiêu tuyệt đối, còn có cái lợi rất lớn là thử thách não giải bài toán khó nhất mà nó có thể xử lý bằng mọi năng lực nguồn lực mình có + cập nhật với mọi phương pháp, cách làm tối ưu nhất + “cái khó mới ló cái khôn” nhiều đổi mới sáng tạo nhất. Và chắc chắn, kết quả đạt được cho dù năng lực nguồn lực … như thế nào thì đã và sẽ là cao nhất có thể. Khi quen cái khó rồi thì cái dễ trở nên quá dễ. Và rất nhiều tình huống khi quen với cái dễ rồi chỉ cần khó hơn 1 chút thôi là đã “mệt” (tâm lý, thể lý, trí tuệ).Chưa kể đến các yếu tố tâm lý xã hội khác. Khi đặt mục tiêu tuyệt đối: ví dụ- đã cố gắng hết sức – đã nghiên cứu mọi tài liệu có thể – chỉn chu nhất, trách nhiệm nhất, …Thì thường tâm lý rất lành mạnh và tích cực khi làm bất kỳ điều gì.Và khi đạt được chuẩn mực tuyệt đối mình đề ra, thì bản thân sẽ dần quen thuộc với nó đến mức say sưa. VD những người đi chạy đến say sưa, Hạ làm việc hay học tập say sưa và suy nghĩ cũng say sưa. It’s just a loop. Bạn có đang say sưa điều gì là chuẩn mực cao nhất của bản thân chưa?Tuy nhiên cũng cần tránh được một số mặt trái sau để đạt được kết quả tích cực và khoa học:- Tiêu cực vì những gì chưa làm được so với khách quan những gì đã làm được.- Quá tập trung vào mục tiêu mà không nghiên cứu đủ cho cách làm, kết quả đạt được…để luôn tối ưu và kiên trì 1 cách khoa học thực tế.- Chủ quan so sánh mình với người ta cho cùng 1 mục tiêu và áp dụng cùng 1 cách làm. Người ta hay nói: mấy đứa giỏi thì lại giỏi hơn, ai giàu lại giàu hơn, ai tốt lại tốt hơn, …thì không phải tự nhiên mà nó như thế. Đó là cái loop, đầu tiên là chuẩn mực, sau đó là cách làm, cách phát triển …Và cũng là lý do học từ chuyên gia hay làm việc cùng người chuyên nghiệp là cách nhanh nhất hiệu quả nhất để tiếp thu và phát triển.Đâu là chuẩn mực/mục tiêu/kết quả cao nhất mà mình muốn hướng tới? Mình đã làm được cách và kiên trì đến mức nào rồi? Mình có điều gì nuối tiếc trong cuộc đời này không? P.s.1: Tượng rùa và thỏ ở Boston khá thú vị P.s. 2: Chỉ là note cho những suy nghĩ thoáng qua nhờ FB lưu giùm, share giùm.